Kiến Trúc

Đại Sảnh Lễ Kính

Đại Sảnh Lễ Kính nằm ở Khu cửa ngõ ra vào, Đại sảnh lễ kính mang ý nghĩa " Lễ Kính Chư Phật ", gồm có: một tầng dưới mặt đất, ba tầng trên mặt đất của toà kiến trúc. Bên trong Đại Sảnh Lễ Kính có quán ăn chay, phòng khách (nơi tiếp đón khách, liên hệ thông tin), quầy phục vụ người ngoại quốc, dã ngoại học tập / phục vụ hướng dẫn đoàn thể tham quan / phục vụ hướng dẫn bằng tiếng nước goài, khu đổi tiền tệ, cô nhi viện, nhà vệ sinh cho người tàn tật, khu triển lãm, khu tin vắn, khu ẩm thực, khu giao lưu Phật giáo nghệ thuật và văn hóa, khu gửi đồ... Trước cửa hai bên có hai pho tượng điêu khắc, bên phải là tượng Voi, ý nói Phật Đà cởi voi trắng nhập thai, dùng để kỷ niệm Phật Đà đãn sanh; bên trái là Sư tử, tượng trưng pháp âm Bát nhã của Phật Đà, dùng để xiểng dương ý nghĩa giáo pháp của Phật Đà.


Bát Tháp (Tám Tháp)

Hướng về phía trước Bổn Quán, có tám tòa tháp, mỗi tòa tháp có chức năng riêng, tám tháp tượng trưng giáo nghĩa Phật giáo căn bản Bát Chách Đạo, chức năng của tám tháp được phân biệt như sau:

  • Nhất Giáo tháp (Tháp Nhất giáo)
    Nhất Giáo: là chỉ riêng cho Phật giáo Nhân Gian. Đại Sư Tinh Vân nói: “Phật giáo Nhân Gian chính là " Phật Đà đã nói, người thế gian cần, tịnh hoá, thiện mỹ; phàm những giáo pháp có thể giúp đời sống con người tăng thêm hạnh phúc, đều được coi là phật giáo nhân gian." Tháp “Nhất Giáo” là nơi cung cấp cho các trường học các cấp, các nhóm đoàn thể có thể đăng ký mượn dùng để tổ chức hội nghị, hoạt động, khóa trình, còn là nơi dành cho tình nguyện viên hoc tập, thực nghiệm, giáo dục và đào tạo.
  • Nhị Chúng tháp (Tháp hai chúng)
    Nhị Chúng: Hai chúng là chỉ người xuất gia và người tại gia. Chức năng của Tháp này là “nơi nhi đồng thực hiện ba điều tốt”, có nhà hát ba điều tốt, khu vườn học tập ba điều tốt, là nơi đại sư Tinh Vân khởi xướng hoạt động trung tâm tư tưởng ba điều tốt “làm việc tốt, nói lời hay, tâm chứa những điều tốt”, là địa điểm thiết kế chuyên môn dành cho trẻ em tương trợ giao lưu, khoa học kỹ thuật, khu vui chơi.
  • Tam Hảo tháp (Tháp tam hảo)
    Tam Hảo có nghĩa là " thân khẩu ý tam nghiệp, thân làm điều tốt, miệng nói lời hay, lòng mang ý tốt." Tháp Tam Hảo có phòng làm việc lien hợp, còn thiết kế phòng hội nghị, phòng tiếp khách, là một địa điểm hiện đại đa công năng.
  • Tứ Cấp tháp (Tháp tứ cấp)
    Tháp tứ cấp, là điều kiện đặt ra để làm việc của Phật Quang Sơn: cho người niềm tin, cho người hoan hỷ, cho người hy vọng, cho người phương tiện, chức năng của Tháp này là quảng trường văn hoá, là nơi khiến cho mọi người đều có thể ngao du trong thế giới Nho học, từ trong đó hưởng thụ tâm linh yên tĩnh. “Đọc để làm người, đọc để hiểu rỏ đạo lý, đọc để ngộ một vài nhân duyên, đọc để hiểu một trái tim”, Đại Sư Tinh Vân dùng bốn câu này để khuyến khích người đọc sách. Trong tháp còn có khu vực sách chuyên môn cho trẻ em, là nơi cung cấp cho con em vui thích đọc sách.
  • Ngũ hoà tháp (Tháp ngũ hòa)
    Hàm ý của Ngũ Hòa là: “tự tâm vui vẻ, gia đình hòa thuận, người người hòa kính, xã hội hài hòa, thế giới hòa bình”. Ngũ Hòa là “Gia đình hân hoan”, xuất phát từ “gia đình”, từ “Phật hóa hôn lễ” cho cặp trai gái kết hôn, cho đến “lễ nuôi dưỡng” cho đứa con đầu lòng, đến “lễ thành niên” cho con trưởng thành, “lễ mừng thọ” cho các bậc trưởng bối, và “lễ tốt nghiệp” cho sinh viên, phàm là việc chúc mừng đại sự, đều có thể tại lễ đường này dùng nghi thức của Phật giáo để chúc mừng, cầu phúc, đâu đâu cũng thấy không khí tràn đày hạnh phúc bao quanh, và còn có thể chụp hình thân mật lưu niệm.
  • Lục độ tháp (Tháp lục độ)
    Lục độ: chính là Lục độ Ba La Mật trong Phật giáo, gồm có: “Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Bát nhã”, tháp Lục độ được mệnh danh bởi sáu pháp Ba La Mật. Trong tháp thường có triển lãm thư pháp kiểu “Nhất bút tự” của Đại Sư Tinh Vân, phim 3D để làm Quỹ tín thác Giáo dục Đại Sư Tinh Vân. Đại Sư Tinh Vân với tuổi thọ 90, Ngài đã dùng “Nhãn tâm” và “Nhãn pháp” để viết thư pháp kiểu “Nhất bút tự” một cách xuất sắc.
  • Thất giới tháp (Tháp thất giới)
    Bảy giới là chỉ cho “giới hút thuốc phiện, giới dâm dục, giới bạo lực, giới trộm cướp, giới đánh bài, giới uống rượu, giới ác khẩu”, nhờ vào thực hành bảy giới này khiến cho bản thân, gia đình, cho đến xã hội, trở thành năng lực chánh diện thanh tịnh và thiện mỹ. Tháp thất giới là phòng tiếp khách, dành cho dân chúng tham quan uống trà, nghĩ ngơi, và bàn chuyện quan trọng.
  • Bát đạo tháp (Tháp bát đạo)
    “Bát đạo” còn gọi là “Bát chánh đạo”, tức là “chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định”, là con đường chánh đạo hướng dẫn chúng ta đi đến giải thoát Niết Bàn. Tháp Bát đạo là phòng tiếp khách, và là nơi phát chiếu phim giới thiệu “Phật Đà Kỷ Niệm Quán” và tin vắn. Hình dáng bên ngoài và phương pháp thi công của tám tòa tháp giống nhau, đều là hình vuông với bảy tầng lầu cát, cao 37 mét, kết cấu xi măng cốt thép, nền mống trang trí bên ngoài bằng đá sa thạch màu vàng, vách tường được ốp bằng đá cẩm thạch nhỏ, nóc nhà được lợp bằng ngói Asuka, lan can toàn ốp bằng đá.

  • Song Cát Lầu

    Khu vực phía bắc Phật Đà Kỷ Niệm Quán, một tòa kiến trúc màu vàng, là một nơi dành cho du khách tỉnh lặng tâm linh và nghỉ ngơi, với hồ sinh thái thiên nhiên có “gió mát thổi nhẹ cành cây, hoa sen nở rộ bên bờ hồ”, đã tỏa ra bầu không khí nhân văn. Bên ngoài Song Cát lầu có vườn cây Đa và hồ sinh thái là nơi lý tưởng cho giờ học ngoại khóa, là nơi tốt nhất để giáo dục thể nghiệm cuộc sống sinh thái thiên nhiên.

    Có người nói ánh sáng ấm áp chiếu soi vào Song Cát lầu là phong cảnh đẹp nhất; cũng có người nói, màu sắc xanh vàng rực rỡ ban đêm mới là thời khắc trang nghiêm của shuanggelou.

    “Trà Thiền Nhất Vị” ở lầu 1 của Song Cát lầu là nơi truyền bá văn hóa trà đạo của Trung Hoa, lầu 2 là phòng viết Kinh, ở đó cung cấp “fo guang cai gen tan” và “Tâm Kinh”cho mọi người chép kinh, là nơi cho mọi người tu tâm dưỡng tánh, hiểu rỏ kinh văn. Để nâng cao khí chất nhân văn, tại lầu 2 có phòng tọa đàm với chuyên gia ở Song Cát lầu, là nơi giáo dục, văn hóa, nghệ thuật tịnh hóa nhân tâm, dưới bóng cây mát khiến cho mọi người hưỡng thụ đậm nét nghệ thuật, lắng nghe, thiện mỹ và cảm động.


     

    Quảng Trường Bồ Đề

    Thập Bát La Hán

    Ngang qua “Thành Phật đại đạo (con đường thành Phật)” là “Đài chụp hình Vạn nhân”, tổng cộng có 37 bậc thang, tượng trưng “ba mươi bảy phẩm trợ đạo”, đó chính là pháp môn tu tập thực tiển của Phật giáo.

    Đứng trên bậc thang, mặt hướng về phía đông, sau lưng là bức tượng Phật ngồi bằng đồng lớn nhất thề giới; quay mặt về hướng tây, là cảnh của tám ngôi bảo tháp, tầm nhìn rộng lớn, là nơi rất tuyệt vời cho đoàn thể tham quan đến chụp hình.

    “Quảng Trường Bồ Đề” rộng khoảng 100m, tại quảng trường thường tổ chức hoạt động lớn ngoài trời, như: Đại hội cầu phước nhân ái và hòa bình tôn giáo, hội âm nhạc của ngàn vạn người ca tụng Phật Đà, đại hội toàn quốc kim cang kiểm duyệt lễ tân, kịch kinh điển, lễ hội Tam Hảo (ba điều tốt)

    Tại quảng trường còn có 18 bức tượng La Hán và tượng của Tổ Sư Tám Tông phái.

    Bổn Quán (Phật Đà Kỷ Niệm Quán)

    Kiến trúc chính của “Bổn quán “được thiết kế theo kiểu thân tháp của phật giáo nam truyền, nền móng bên ngoài được trang trí bằng sa thạch màu vàng, thân tháp làm bằng đá không bị ăn mòn, có phong cách đặc biệt của Ấn Độ.

    Tháp chứa đại tạng kinh là tháp được làm bằng bảo châu Ma Ni, cung cấp hàng trăm vạn bộ Tâm Kinh, “Bá Vạn Tâm Kinh Nhập Pháp Thân” là hoạt động cầu phúc lúc Phật Đà Kỷ Niệm Quán khởi công xây dưng.

    Quan Âm Điện

    Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát
    Điện Quan Âm thờ phụng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát, do Đại Sư Tinh Vân thiết kế và đặt tên, Ngài mời nhà nghệ thuật Dương Huệ San nắn tượng mô phỏng theo động Mạc Cao động thứ ba (động Đôn Hoàng) tượng Quan Âm biến tướng ngàn tay ngàn mắt, và mời nhà nghệ thuật Thí Kim Huy vẽ 33 hình Quan Âm trên vách thủy tinh màu trắng vây quanh bảo điện, du khách có thể thành tâm nguyện cầu xin Quán Thế Âm Bồ Tát nước cam lồ. Bên ngoài tường hình vòng cung có in bản Kinh Phổ Môn, với sự tín ngưỡng mỹ học, khắp nơi đều tỏa ra hương vị thanh tịnh.

    Kim Phật Điện (Điện Phật Vàng)

    Kim Phật Điện thờ phụng Phật vàng của Thái Lan, năm 2004 Hoàng Thất Thái Lan khánh chúc Tăng Vương 90 tuổi, đã điêu khắc 29 tượng Phật vàng, Công Chúa Thi Lâm Thông thay mặt Tăng vương biếu tặng Đại Sư Tinh Vân một tượng Phật vàng, tượng trưng văn hóa nam bắc truyền dung hòa. Trong bảo điện có thùng pháp ngữ bằng tiếng trung và tiếng Anh, du khách có thể mang những câu pháp vị ấm áp ấy về nhà.

    Ngọc Phật Điện (Điện Phật Ngọc)

    Điện Phật ngọc thờ phụng xá lợi của Đức Phật, tượng Phật nằm được điêu khắc bằng bạch ngọc của Miến Điện tượng trưng Đức Phật nhập Niết bàn. Phía trước Phật có câu đối do ngài Tinh Vân viết: “Lúc Đức Phật còn tại thế con trầm luân, sau Phật diệt độ con mới sinh ra; Sám hối thân này nhiều nghiệp chướng, đến nay mới thấy thân Như Lai.” Tượng Đức Phật hai bên có hai tượng Phật ngọc lớn, đó là Đông Phương Lưu Ly Thế giới và Tây Phương Cực Lạc Thế giới, hai bên vách tường có Tháp Phật được điêu khắc bằng gỗ thơm cây bách nổi tiếng khắp nơi trên thế giới, đã thể hiện lên vẻ đẹp nghệ thuật của Phật giáo.
    Lầu một của Bổn quán tổng cộng có bốn phòng triển lãm, kết hợp trạng thái tịnh, trạng thái động, khoa học kỷ thuật và truyền thống, dẫn đưa du khách từ nhiều góc độ khác nhau tiếp cận đến văn hóa Phật giáo.

    Phật giáo Địa cung Hoàn Nguyên Quán

    Phật Đà Kỷ Niệm Quán thiết lập 48 ngôi địa cung, với sự “tín ngưỡng, sinh hoạt, văn hóa”, thu thập những ký ức và di vật văn hóa mang tính lịch sử, tính thời đại, tính chất kỷ niệm, một trăm năm mới mở một lần, tiếp tục và bảo tồn văn hóa cộng đồng nhân loại. Vì muốn cho mọi người hiểu rõ về địa cung, tại lầu một Bổn Quán đặt biệt thiết kế “Phật giáo Địa cung Hoàn Nguyên Quán” để mọi người dạo quanh và vượt qua thời gian tiến vào con đường lịch sử thánh vật của Phật giáo.
  • “Phật giáo Địa cung Hoàn Nguyên Quán” có bốn khu vực triễn lãm: “Pháp Môn Tự”, “Quan Âm, Thạch Hàm, Bình Xá Lợi”, “Pháp khí lễ Phật” và “Bia tạo tượng”. Bảo tồn 134 bộ di vật văn hóa Phật giáo, các di vật văn hóa địa cung đều do hai vợ chồng tổng giám đốc tập đoàn Trung Quốc Trần Viễn Thái, Trần Bách Ngọc Diệp phát tâm cúng dường hơn 10 năm thu thập.

    Phật Quang sơn Tông Sử Quán

    Vì muốn cho mọi người hiểu rõ về quá khứ và tương lai triển vọng của Phật Quang Sơn, tại lầu một của Bổn quán đặt biệt thiết kế “Phật Quang sơn Tông Sử Quán”, nơi đây ghi chép lại quá trình lịch sử của Đại Sư Tinh Vân thúc đẩy phát triển Phật giáo Nhân gian. Ngài lấy thời gian cho các cuộc triển lãm, lấy bản tin thu hút người xem, với lời lẽ dễ hiểu về bối cảnh sự trưởng thành và tư tưởng của Đại Sư Tinh Vân, qua sáu giai đoạn: “Ngài sinh ra và xuất gia, Ngài vượt sông đến Đài loan, Ngài đưa Phật giáo đến đây, Ngài sáng lập Phật Quang Sơn, Ngài đưa Phật Quang phổ chiếu khắp năm châu”; Và để giới thiệu Phật giáo Nhân gian, làm thế nào để đem Phật giáo hướng đến hiện đại hóa, đó là bốn tông chỉ lớn của Phật Quang Sơn: “dùng văn hóa hoằng dương Phật pháp”, “dùng giáo dục bồi dưỡng nhân tài”, “lấy từ thiện phúc lợi xã hội”, “cùng nhau tu tập tịnh hóa tâm con người”.

    Phòng giới thiệu cuộc đời của Đức Phật

    Phim hoạt hình 4D “cuộc đời của đức Phật”, lấy cuộc đời của Đức Phật làm chủ đề, do Đại Sư Tinh Vân cung cấp, triển lãm qua phim 4D và tranh vẽ trên tường, văn tự, âm thanh ánh sáng, cho đến phương pháp phơi bày tương trợ, thể hiện trình bày nguyện vọng của Phật Đà khai thị giáo hóa lợi ích chúng sanh khi Phật Đà đãn sanh ở nhân gian. Sau khi phát sóng “cuộc đời Đức Phật”, đã dẫn đến nhiều dư luận, tết năm 2014, “Phật Đà Kỷ Niệm Quán” lại thúc đẩy triển khai mở rộng phim hoạt hình phong cách trắng đen 4D “Cô gái nghèo với một ngọn đèn” do đạo diễn Khúc Toàn Lập chế tac đã diễn ra hơn một năm qua.

    Phòng tổ chức chúc mừng ngày lễ Phật giáo

    “Phòng tổ chức chúc mừng ngày lễ Phật giáo” thể hiện rõ một năm bốn mùa tổ chức các buổi lễ chúc mừng Phật giáo, nhờ vào các buổi lễ này làm cho Phật giáo tiếp cận với nhân gian. Đại Sư Tinh Vân với khái niệm dùng ngày lễ Tam Bảo làm chủ thể thiết kế như: Mùng 8 tháng 4 âm lịch ngày Phật Đản gọi là ngày Lễ Phật Bảo, ngày Rằm tháng 7 là ngày Lễ Tăng Bảo, mùng 8 tháng 12 ngày Phật Thành Đạo là ngày Lễ Pháp Bảo, ba ngày lễ này hợp thành Tam Bảo. Những ngày lễ này thể hiện tinh thần Từ bi, Trí tuệ của chư Phật và Bồ Tát, đồng thời cũng phản ánh tín ngưỡng đặc sắc của Phật giáo và Nhân gian với sự hỗ trợ lẫn nhau của tư tưởng và tập tục vốn có để hòa nhập và phát triển. Mục đích là mong muốn mọi người nương vào Từ Tâm Bi Nguyện, Công đức của chư Phật và Bồ Tát, khích lệ bản thân, học tập và thực hiện tinh thần phổ độ chúng sanh của chư Phật và Bồ Tát.

    Giãng đường Đại Giác

    Giãng đường Đại Giác là một sân khấu biểu diễn lớn với nhiều công năng, có thể dung chứa 2000 người, là nơi đầu tiên ở Đài Loan có màn ánh sáng quay 360 độ, dùng hình thức ánh sáng đèn lần lần tiến vào tạo thành đèn chính ở giữa, đóa hoa sen hiện ra lúc nở lúc úp, mây cát tường rải rát bao quanh hoa sen, và cũng bởi do màu sắc biến đổi, tạo nên bảy màu rực rỡ. Vũ đài hình tròn có thể nâng lên hạ xuống là thiết kế hiện đại có thể quay theo chiều nghịch hoặc chiều thuận, khiến cho người biểu diễn có thể nhờ vào xoay tròn của vũ đài mà khán giả có thể thưởng thức rỏ diễn viên biểu diễn.

    Giãng đường Đại Giác từ khi thành lập đến nay, có nhiều đoàn biểu diễn nổi tiếng trên thế giới đến cống hiến nghệ thuật như là: đoàn nhạc dân tộc Bắc Kinh trung ương, viện kinh kịch Bắc kinh, học viện nghệ thuật philipins, học viện múa malasya; Đài Loan ca tử hý “minh hoa viên”, hòa thượng, đoàn ca tử hý “Đường Mỹ Vân”, đoàn dự kịch “Quốc Quang”, đoàn thanh niên ca vịnh Đài Bắc Phật Quang,đoàn múa thái nguyên “Sơn Tây”, Nhà hát ca múa tỉnh Phúc Kiến, đoàn múa rối Quảng Tây, viện dự kịch Hà Nam, đoàn kịch Trí Lợi Tây Ban Nha, đoàn xiếc Hà Nam, đoàn xiếc Sơn Đông, làm cho dân chúng Đài Loan không cần ngồi thuyền xe cực nhọc mà có thể miễn phí thưởng thức nghệ thuật nhân văn, nâng cao tư lương cho tâm linh.


    Tứ Thánh Tháp

    Bốn góc nền móng có bốn tháp, hốc tường thân tháp là điêu khắc tượng nổi. Trong tháp khắp nơi đều có tượng Bồ Tát, đó là Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát.

  • Phật Quang Đại Phật

    Phật Quang Đại Phật

    Phía sau Bổn Quán là tượng Phật Quang Đại Phật, là địa điểm tiêu biểu của Phật Đà Kỷ Niệm Quán, cao 108m, tượng cao 50 mét, dùng 1,872 kg đồng tạo thành, là tượng Phật ngồi bằng đồng xanh cao nhất thế giới. Vã lại còn phát động hoạt động “trăm vạn tâm kinh nhập pháp thân”, tập trung trăm vạn người chép xong kinh Tâm Kinh, mãi mãi thờ cúng trong thân Phật Quang Đại Phật.


    Bốn mươi tám cái địa cung

    “Địa cung”, nghe tên là biết ý nghĩa rồi, chính là cung điện dưới lòng đất. Phật Đà Kỷ Niệm Quán có 48 địa cung, phân bố tại phía dưới của Bổn Quán, bảo tồn hàng ngàn văn hóa di vật. Lịch sử phát triển của sự vật đi theo thời đại, ký ức cuộc sống đến từ toàn cầu, tại đây dùng trạng thái “chân không”, lưu trữ cho con cháu loài người, đồng thời thu thập toàn cầu thế giới các loại văn hóa di vật mới có tính lịch sử, tính trí thức, tính hiện đại, và tính kỹ niệm. Do vì 100 năm mới mở một lần, nên muốn mở hết toàn bộ địa cung phải cần có 4800 năm. Đồng thời mỗi năm có tổ chức pháp hội “địa cung trân bảo nhập cung và trăm vạn tâm kinh nhập pháp thân”, là cầu nối quý báu vận tải di vật quý báu, từ phía trước Bổn Quán đi vào là đến kho tàng trân quý của địa cung.

     

    Nghệ thuật

    Hình Phật Đà hành hóa

    22 “câu chuyện hành hóa của Phật đà”, đan xen những kệ ngữ của cổ đức, hiện rõ cuộc đời đức Phật bằng những câu chuyện quan trọng trong việc hoằng hóa, phước tuệ viên mãn.

    Tranh Hộ Sanh

    “Tập Tranh Hộ Sanh” tranh điêu khắc nổi

    Trên các bức tường vây quanh hành lang của tám tòa tháp có điêu khắc 70 bức tranh vẽ điêu khắc nổi để thuyết pháp “Hộ Sanh Họa Tập (Tập tranh hộ sanh)” và 14 bức dùng kệ ngữ của “Phật Quang Thái Căn Đàm”, tổng cộng có 86 bức tranh nổi Hộ Sanh. Tranh nổi “Hộ Sanh Họa Tập” là tranh châm biếm của Phong Tử Khải tiên sinh, phối hợp với thơ của Đại Sư Hoằng Nhất, thể hiện lòng từ bi và giới sát sanh mà Phật giáo đã đề xướng, nhờ vào đó tuyên dương khái niệm hộ sanh, thể hiện rỏ lòng từ bi yêu thương chúng sanh bảo vệ chúng sanh của Phật Đà. Tranh nổi Hộ Sanh là do nhà điêu khắc hiện đại Diệp Tiên Minh khắc, nhà họa sĩ nghệ thuật truyền thống Trần Khải Minh vẽ.

    Bia đá thư pháp của các nhà thư pháp nổi tiếng

    Bia đá được làm bằng đá hoa cương màu đen, với 75 bài bản gốc “Phật Quang Thái Căn Đàm” của ngài Tinh Vân, được các nhà thư pháp nổi tiếng viết lên bia đá bằng nhiều kiểu chữ khác nhau, khắc trên tường, khí chất của người trí thức khiến cho mọi người ca ngợi không ngừng. các nhà thư pháp nổi tiếng bằng nhiều kiểu chữ khác nhau viết lên bia đá

    18 vị La Hán

    Tượng đá 18 vị La Hán nằm tại hai bên “Bồ Đề Đạo Tràng” trước Bổn quán. Toàn bộ 18 vị la hán bao gồm: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Phú Lâu Na, Tu Bồ Đề, Ca Chiên Diên, Đại Ca Diếp, A Na Luật, Ưu Ba Ly, A Nan, La Hầu La, Ca Lưu Đà Di, Tân Đầu Lư, Châu Lợi Bàn Đà Già, tỳ khoe ni Liên Hoa Sắc, tỳ khoe ni Đại Ái Đạo, tì khoe ni Diệu Hiền, La Hán Hàng Long và La Hán Phục Hổ, 18 vị La Hán ở đây khác nhiều với 18 vị La Hán bình thường chúng ta thấy.

    Toàn bộ tạo tượng chủ yếu là 10 vị đại đệ tử của đức Phật, còn có thêm các vị La Hán trong “kinh A Di Đà” và La Hán Hàng Long và La Hán Phục Hổ thường thấy trong Phật giáo Trung Quốc, trong đó đặc biệt còn có ba vị Tôn giả: tỳ kheo ni Liên Hoa, tỳ khoe ni Đại Ái Đạo, tỳ khoe ni Diệu Hiền, điều này có liên quan đến người khai sáng Phật Quang Sơn đại sư Tinh Vân, Ngài tôn trọng ba vị tỳ kheo ni đã có sự cống hiến lớn cho Phật giáo, bèn đem ba vị Tôn giả này liệt vào trong 18 vị La Hán, thể hiện quan niệm bình đẳng của Phật giáo.

    Điêu khắc đá

    Nghệ thuật điêu khắc đá có cái đẹp cứng rắn, chân thật, nhà nghệ thuật quốc tế Ngô Vinh Tứ, Huệ Tâm khéo tay điêu khắc, dùng đá trắng ở Tuyền Châu khắc thành tám vị Tổ Sư của tám tông, dùng đá xô xanh ở Tuyền Châu khắc thành 18 vị La Hán, bức tượng có thần này đều linh hoạt hiển hiện. Mong đợi du khách tham quan để hiểu hiền thánh nhân của Phật giáo, thấy hiền thánh nhân liền suy đến chính mình cũng có thể trở nên như vậy.

    Phòng triển lãm

    Bốn phòng triển lãm trong Phật Quán được chia thành hai phía Bắc và phía Nam, phía nam có phòng triển lãm 1 và 2; phía Bắc có phòng triển lãm 3 và 4. Trong phòng triển lãm 1 và 2 có đặt tủ đảo hình lập thể trong suốt ở giữa,người du lịch có thể xem rỏ ràng tinh hoa của sản phẩm triển lãm; phòng triển lãm 3 và 4 có đặt các vách ngăn di động để các nhà nghệ thuật có thể tự do chuyển dời bố trí triển lãm. Lập ra bốn phòng triển lãm này, mục đích để kết nối với các nhà nghệ thuật nổi tiếng cùng mọi người kết nhiều duyên lành, nâng cao phong cách nghệ thuật nhân văn. Dù cho bạn là nhà thưởng thức hay chỉ là du khách, giàn giáo triển lãm ở đây thuộc về tất cả mọi người.

    Phật Đà Ký Niệm Quán đẩy mạnh triển lãm biểu diễn văn hóa giao lưu hai nước, tại đây có trung tâm giao lưu văn hóa di sản Trung Quốc, ký hiệp ước hiệp nghị 5 năm hợp tác triển lãm với Phật giáo văn hóa di vật, cho đến triển lãm phi di sản, triển lãm đủ loại đa dạng nghệ thuật khác nhau. Các viện bảo tàng ở Trung Quốc liên tiếp và thường xuyên đến Phật Đà Ký Niệm Quán để triển lãm biểu diễn các loại nghệ thuật văn hóa, tất cả đều là vì chân, thiện, mỹ, làm phong phú tâm linh cho nhân loại, để khai tâm con người hướng đến ánh sáng tốt đẹp.